Người trẻ cần chủ động nắm bắt kiến thức trong thời đại 4.0

Đăng ngày

Từ 12/9, sinh viên các trường ĐH FPT Cần Thơ, ĐH Xây dựng miền Tây (Vĩnh Long), ĐH Công nghiệp TP HCM, ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai)… đã có những buổi giao lưu đầu tiên với các mentor FUNiX trong xTour xuyên Việt “Thanh niên 4.0”. Tại đây, các mentor của FUNiX đã chia sẻ thông điệp “Cách mạng 4.0 và hành động của bạn” cùng đông đảo sinh viên.

Trong chương trình, mentor Nguyễn Thành Lâm – nguyên Tổng giám đốc FPT Software cho biết, bản chất cách mạng 4.0 là tạo ra phương thức sản xuất thông minh nhờ sự đột phá của các công nghệ số. Tuy nhiên, không chỉ bó hẹp trong kỹ thuật và công nghệ, cách mạng 4.0 liên quan tới mọi lĩnh vực đời sống.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://kinhtethuongtruong.com/wp-content/uploads/2024/12/image001-2703-1537233482.jpg” _close=”0″]

Mentor Nguyễn Thành Lâm chia sẻ về mô hình của nền kinh tế 4.0.

Thông qua các ví dụ về sự tiến bộ công nghệ trên thế giới, ông Lâm chỉ ra thực tế về một xã hội 4.0 không phải ở thời tương lai, mà đang diễn ra hàng ngày. Theo đó, trên thế giới, Google đã phát triển công nghệ trợ lý ảo giúp đặt các dịch vụ cắt tóc, mua hàng cho cá nhân; các nhà khoa học ứng dụng công nghệ trong sửa chữa gen.

Tại Việt Nam, xe tự hành đang được nghiên cứu tại FPT Software, nông nghiệp thông minh với IoTs đã ứng dụng trong nhiều gia đình và hộ nông nghiệp… là những ví dụ về 4.0 trong đời sống.

Theo mentor Nguyễn Thành Lâm, nền kinh tế đặc trưng của thời đại 4.0 là “nền kinh tế dữ liệu”, trong đó dữ liệu (data) chính là nguyên liệu kinh doanh. Trong nền kinh tế này, dữ liệu là thứ mà mọi doanh nghiệp, tổ chức đều mong muốn sở hữu và sẵn sàng trả giá cao để có thể sở hữu.

Một ví dụ khác về mô hình kinh tế 4.0 là những ứng dụng như AirBnB, Uber – những sản phẩm của “nền kinh tế chia sẻ”. Các sản phẩm này giúp xây dựng dịch vụ chia sẻ tài nguyên với khách hàng – người có nhu cầu sử dụng tài nguyên trên nền tảng 4.0.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://kinhtethuongtruong.com/wp-content/uploads/2024/12/image003-3276-1537233482.jpg” _close=”0″]

Sinh viên Đại học Công nghiệp TP HCM thảo luận với mentor tại chương trình.

“AirBnB, Uber giúp tận dụng những tài nguyên trống như nhà ở, xe cộ và kết nối với các khách hàng có nhu cầu sử dụng trên cơ sở chia sẻ dữ liệu. Đại học FUNiX cũng là một ví dụ của nền kinh tế chia sẻ. FUNiX là trường học trên nền tảng cloud, kết nối hàng nghìn chuyên gia công nghệ tới các sinh viên để chia sẻ kiến thức”, mentor Thành Lâm phân tích.

Từ các ví dụ này, ông Nguyễn Thành Lâm nhắn nhủ các bạn trẻ cần ý thức rằng cách mạng 4.0 liên quan tới cuộc sống của mọi người. Bởi vậy, sinh viên không thể đứng ngoài dòng chảy đó mà cần hiểu biết về hiện tại, về mô hình kiến thức 4.0, học hỏi để nắm lấy cơ hội.

“Cách duy nhất để biết tương lai như thế nào là phải biết về hiện tại. Hiểu về hiện tại, chúng ta sẽ có những hành động phù hợp để xây dựng tương lai”, mentor Nguyễn Thành Lâm chia sẻ.

Nguyên Tổng giám đốc FPT Software cũng cho biết, học hỏi không ngừng là cách duy nhất để làm chủ tương lai. Ông đưa ra bốn cách tiếp cận tri thức gồm: học từ sách vở; học từ thực hành; học từ giao lưu, thăm thú và học từ những khó khăn gặp phải. Trong đó, ông Lâm cho rằng với các bạn sinh viên, việc học qua thực hành và qua giao lưu, gặp gỡ giúp trưởng thành nhanh và có những bài học không có trong sách vở

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://kinhtethuongtruong.com/wp-content/uploads/2024/12/image005-2939-1537233482.jpg” _close=”0″]

Sinh viên Đại học Lạc Hồng cởi mở và thoải mái giao lưu với các mentor của xTour.

Những tác động của 4.0 sẽ giúp cuộc sống tốt hơn, người trẻ nên nắm lấy và tận hưởng nó. “Tùy thuộc vào tham vọng, năng lực của từng người, các bạn có thể chọn nhiều con đường cho bản thân trong tương lai 4.0. Dù làm bất cứ việc gì, điều quan trọng là phải chuẩn bị sẵn tâm thế, biết kiến thức mình cần tiếp xúc là gì và có kế hoạch hành động” mentor Lâm nhắn nhủ.

Trong xTour, nhiều câu hỏi thú vị về 4.0 được thảo luận sôi nổi. Bạn Thanh Huyên, sinh viên khoa Du lịch, ĐH Công nghệ TP HCM cho biết, sau buổi chia sẻ, bản thân đã có định nghĩa 4.0 cho riêng mình. Cô bạn cho biết, việc tiếp theo sẽ là cập nhật kiến thức, kinh nghiệm để hành động phù hợp.

xTour “Thanh niên 4.0” do ĐH trực tuyến FUNiX tổ chức là hành trình xuyên Việt chia sẻ về tác động của công nghệ 4.0 và thúc đẩy thanh niên hành động. Chương trình kết nối với hơn 4.000 sinh viên tại nhiều trường đại học thuộc hơn 13 tỉnh thành trên cả nước. xTour bắt đầu từ 12/9, dự kiến kéo dài đến hết tháng.

Nguyên Chương

Link bài viết https://vnexpress.net/nguoi-tre-can-chu-dong-nam-bat-kien-thuc-trong-thoi-dai-4-0-3810886.html

Tin mới

Thầy giáo thuê đồng nghiệp dạy thay hơn một năm

Gia LaiVì bệnh tật, lại không dạy nổi chương trình mới, thầy giáo ở huyện Chư Păh thuê hai đồng nghiệp dạy thay, nhận 240 triệu đồng lương và phụ cấp.

Việt Nam rét kỷ lục vào năm nào?

Đây là năm rét kỷ lục trong gần nửa thế kỷ qua, khi nhiệt độ ở một số nơi xuống mức âm 4 đến âm 5 độ C; Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có tuyết rơi.

Nhiều giáo viên chưa bao giờ dùng công nghệ hỗ trợ giảng dạy

Trong khi 20% giáo viên nói thường xuyên dùng công nghệ trong giảng dạy, một tỷ lệ gần tương tự chưa bao giờ hoặc rất ít khi ứng dụng, theo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Một số đại học đề xuất bỏ xét tuyển sớm

Cho rằng con số 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm mà Bộ dự kiến không mang nhiều ý nghĩa, một số đại học đề nghị mạnh dạn bỏ hình thức này.

Bài viết liên quan

Thầy giáo thuê đồng nghiệp dạy thay hơn một năm

Gia LaiVì bệnh tật, lại không dạy nổi chương trình mới, thầy giáo ở huyện Chư Păh thuê hai đồng nghiệp dạy thay, nhận 240 triệu đồng lương và phụ cấp.

Việt Nam rét kỷ lục vào năm nào?

Đây là năm rét kỷ lục trong gần nửa thế kỷ qua, khi nhiệt độ ở một số nơi xuống mức âm 4 đến âm 5 độ C; Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có tuyết rơi.

Nhiều giáo viên chưa bao giờ dùng công nghệ hỗ trợ giảng dạy

Trong khi 20% giáo viên nói thường xuyên dùng công nghệ trong giảng dạy, một tỷ lệ gần tương tự chưa bao giờ hoặc rất ít khi ứng dụng, theo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.